Blog

Tích lũy tư bản là gì? Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy

344

Bản chất của tích lũy tư bản

Chúng ta biết rằng, Quá trình sản xuất của xã hội là một quá trình liên tục, luôn được lặp đi lặp lại và không ngừng đổi mới. Hiện tượng đó được gọi là tái sản xuất. Phân loại, tái sản xuất có 2 loại  là : Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Trước hết, là tái sản xuất giản đơn. Nếu quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ thì gọi là tái sản xuất giản đơn. Trong quá trình này, toàn bộ thặng dư được tiêu dùng cho cá nhân không đầu tư trở lại sản xuất. Ví dụ : Nhà tư bản đầu tư 100 triệu và sau quá trình sản xuất, anh ta thu về được 120 triệu, với giá trị thặng dư thu được là 20 triệu. Sau chu kỳ sản xuất, anh ta tiếp tục đầu tư 100 triệu vào tái sản xuất, còn 20 triệu dôi ra, anh ta dùng để mua sắm tư liệu sinh hoạt cho bản thân và gia đình. Khi đó, gọi là tái sản xuất giản đơn, quá trình tái sản xuất này vẫn được lặp lại, nhưng với quy mô như cũ các bạn nhé !

Tuy nhiên, Nếu quá trình tái sản xuất được lặp lại nhưng với quy mô và trình độ tăng lên thì gọi là tái sản xuất mở rộng. Để có tái sản xuất mở rộng phần thặng dư thu được phải được trích ra để đầu tư trở lại mở rộng sản xuất, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.

Trở lại ví dụ trên, nhà tư bản thu được 20 triệu giá trị thặng dư, anh ta chi cho tiêu dùng cho gia đình 10 triệu, còn 10 triệu anh ta tiếp tục đưa vào đầu tư sản xuất tiếp theo. Đây là quá trình tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Quá trình này được lặp đi lặp lại, nhưng với quy mô lớn hơn,

Đến đây, ta thấy rằng: bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa, thông qua việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất, hay nói cách khác nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm.

Như vậy, nguồn gốc duy nhất của tích lũy bản tư bản chính là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó.

Tích lũy tư bản bản chất là tái sản xuất mở rộng

Ta lấy ví dụ thế này:

Năm thứ nhất, nhà tư bản có tư bản ứng trước là 5000, gồm 4000C và 1000V, giả sử cứ 1V tạo ra được 1M và chu kỳ sản xuất là 1 năm, thì cuối năm thứ nhất, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là :

4000C + 1000V + 1000M

Trong tái sản xuất mở rộng, Nhà tư bản không tiêu dùng hết toàn bộ 1000M đó cho cá nhân, mà chỉ tiêu dùng một nửa, chẳng hạn 500M, nửa còn lại dùng làm tư bản phụ thêm để mở rộng kinh doanh. Giả sử mọiđiều kiện khác không thay đổi, thì sang năm thứ hai, quy mô tư bản sẽ là :

(4000 + 400)C + (1000 + 100)V = 5.500

Hết năm thứ hai, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là :

(4000 + 400)C + (1000 +100)V + 1100M

Nếu, trong số giá trị thặng dư mới tạo ra đó, nhà tư bản lại cũng chỉ tiêu dùng một nửa (550), thì năm thứ ba, quy mô tư bản sẽ là :

(4.400 + 440)C + (1100 + 110)V = 6050

Hết năm thứ ba, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là :

(4.400 + 440)C + (1.100 + 110)V + 1.210M

Nhà tư bản lại tiếp tục tích lũy, và cứ như vậy, tổng số tư bản của nhà tư bản cứ tăng lên mãi mãi, khiến cho tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản ứng trước.

Mác từng viết : «tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông tích lũy ngày càng lớn»

Sự phân tích trên cho thấy, nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Tư bản nhờ bóc lột giai cấp công nhân mà tăng thêm, đồng thời quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lại dược tái sản xuất mở rộng. Trước đây, nhà tư bản dùng tư bản để bóc lột giá trị thặng dư, thì bây giờ, nhà tư bản lại dùng chính giá trị thặng dư để bóc lột giá trị thặng dư.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy

Tích lũy tư bản là yếu tố quan trọng quyết định đến việc mở rộng sản xuất của chủ tư bản. Vậy những nhân tố nào, ảnh hưởng đến quy mô tích lũy ?

Trước hết, quy mô của tích lũy tư bản sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Để mở rộng quy mô tích lũy thì nhà tư bản cần thu hẹp quỹ tiêu dùng. Điều này lý giải vì sao các nhà tư bản luôn tiết kiệm tiêu dùng cá nhân.

Nếu tỷ lệ phân chia quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng được xác định thì quy mô tích lũy sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư cũng chính là nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản. Ta nhớ lại, công thức khối lượng giá trị thặng dư : M = m’. V , vì thế quy mô tích lũy do m’ và V quyết định. Những nhân tố đó là :

Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động (chính là yếu tố tỷ suất giá trị thằng dư m’). Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, nhà tư bản sẽ sử dụng cách như: tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động, tăng năng suất lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân…

Thứ hai, là năng suất lao động xã hội (nhân tố này ảnh hưởng tới tư bản khả biến V). Nếu năng suất lao động xã hội tăng sẽ dẫn đến giá trị của tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt dịch vụ giảm, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn.

Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc. Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải bỏ ra tư bản mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng … Bộ phận tư bản này tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị thì chuyển dần vào sản phẩm. Mặc dù giá trị đã chuyển một phần vào sản phẩm nhưng bộ phận tư bản  này vẫn hoạt động với tư cách còn đầy đủ giá trị. Bộ phân gía trị của tư bản cố định đã chuyển vào sản phẩm được nhà tư bản thu hồi, có thể đầu tư để  mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc cho vay. Sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định đã tiêu dùng ngày càng lớn và trở thành nguồn tích lũy tư bản quan trọng.

Thư tư, đại lượng tư bản ứng trước. Tư bản ứng trước càng lớn, quy mô bóc lột giá trị thặng dư càng lớn. Hơn nữa, tư bản ứng trước càng lớn, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ càng thuận lợi. Do đó, quy mô của tư bản ứng trước càng lớn, tích lũy tư bản càng tăng.

Các bạn thân mến, trên đây là nhưng nội dung chính về bản chất tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy.

0 ( 0 bình chọn )

Pgdtpnamdinh.edu.vn

https://pgdtpnamdinh.edu.vn
Blog Pgdtpnamdinh.edu.vn nơi học vẽ uy tín chất lượng. Học theo phương pháp cơ bản khoa học nhất hiện nay

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm