Blog

Cách phân biệt tư bản cố định và tư bản lưu động

2041

Trong quá trình sản xuất TBCN, nhà tư bản, khi bắt đầu đầu tư vào sản xuất, anh ta sẽ cần một lượng tư bản ban đầu để mua các yếu tố sản xuất. Các yếu tố đó gồm :

  1. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
  2. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…
  3. Sức lao động của người công nhân

Tuy nhiên, các bạn thấy rằng, cách thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm của các nhóm yếu tố trên là khác nhau. Đối với máy móc, thiết bị, nhà xưởng… tạm gọi đây là yếu tố cứng, trong quá trình sản xuất, giá trị của nó được dịch chuyển dần dần qua nhiều chu kỳ sản xuất thông qua khấu hao, hao mòn. Còn đối với Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và sức lao động của của người công nhân … thì cần phải dịch chuyển toàn bộ vào sản phẩm đối với mỗi chu kỳ sản xuất.

Cho nên, căn cứ vào sự khác nhau trong phương thức chu chuyển của các bộ phận đó vào giá trị sản phẩm, tư bản sản xuất được phân thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

1. Khái niệm Tư bản cố định, tư bản lưu động

a. Tư bản cố định: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.

Trong quá trình sử dụng, tư bản cố định bị hao mòn đi. Sẽ có hai loại hao mòn : Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hìnhlà sự hao mòn về giá trị sử dụng đi đối với sự hao mòn về giá trị của tài sản cố định do quá trình sử dụng hoặc do sự phá hủy của tư nhiên. Phần giá trị hao mòn này được chuyển vàogiá trị hàng hóa và nhà tư bản sẽ thu hồi lại sau khi bán hàng hóa.

Thế còn, Hao mòn vô hình là hao mòn thuần túy về giá trị của tài sản cố định, là sự giảm giá trị thâm chí bị loại bỏ do tiến bộ khoa học kỹ thuật, xuất hiện các máy móc mới tốt hơn, rẻ hơn, công suất cao hơn.

Chính vì lẽ đó, để hạn chế hao mòn hữu hình, các tài sản cố định cần được bảo quản, sửa chữa thường xuyên ; mặt khác để tránh hao mòn vô hình, tài sản cố định cần được sử dụng hết công suất, thu hồi nhanh tư bản cố định.

Khái niệm Tư bản lưu động: đây là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.

Ví dụ : để dệt được 5 kg sợi, thì cần phải có 5 kg bông, và phải mất 2 h lao động của công nhân. Có nghĩa rằng, tư bản lưu động tồn tại dưới dạng 5kg bông và mua 2h sức lao động của người công nhân, trong 1 chu kỳ sản xuất, nó phải dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới có được 5 kg sợi.

Ý nghĩa:

Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, sử dụng tư bản có hiệu quả nhất, tăng được khối lượng giá trị thặng dư…

Cũng cần lưu ý rằng, trong video trước, chúng ta biết đến việc chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến, trong video này, chúng ta có thêm cách chia tư bản cố định, và tư bản lưu động.

Tùy theo mục đích, mà sẽ phân chia tư bản sản xuất theo dạng nào.
Nếu để thấy được vai trò khác nhau của các bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư, thì người ta chia Tư bản thành tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu vật liệu…) và tư bản khả biến (tư bản dùng để mua sức lao động). Trong đó, tư bản khả biến là bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.

Còn nếu xem xét phương thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm như thế nào, thì người ta chia Tư bản thành tư bản cố định (c1) và tư bản lưu động (c2 + v). Các bạn nhé.

Phân biệt Tư bản cố định và Tư bản lưu động

2. Bài tập vận dụng

Cho tư bản ứng trước là 500 000 $ để đầu tư nhà xưởng là 200 000 $, mua máy móc, thiết bị là 100 000 $. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu gấp 3 lần tiền thuê lao động.

Xác định tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả biến.

Giải Bài bài này ta thấy:

Tư bản cố định gồm giá trị máy móc, thiết bị nhà xưởng = 200 000 + 100 000 = 300 00 $ (ký hiệu là c1)

Do vậy, Tư bản lưu động  = 500 000 – 300 000 = 200 000 $.

( hay có thể viết lại là : c2 + v = 200 00$) (1)

Trong đó, Nguyên liệu nhiên liệu vật liệu gấp 3 lần tiền thuê lao động, ta có: c2 = 3 v (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2), ta tính được :

C2 = 150 000 $

V = 50 000 $

Hay: Tư bản khả biến là 50 000 $

Tư bản bất biến là : c1 + c2 = 300 000 + 150 00 = 450 $

Vậy ta tìm ra kết quả của bài toán trên,các bạn nhé.

0 ( 0 bình chọn )

Pgdtpnamdinh.edu.vn

https://pgdtpnamdinh.edu.vn
Blog Pgdtpnamdinh.edu.vn nơi học vẽ uy tín chất lượng. Học theo phương pháp cơ bản khoa học nhất hiện nay

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm